MỤN TRỨNG CÁ - TỪ CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐẾN HOẠT CHẤT ĐIỀU TRỊ - PHẦN 5
by BS Quang
ThS. BS. CK1. Hoàng Phạm Nhật Quang
Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ
Có thể nói, viêm là một tình trạng xuyên suốt tất cả các giải đoạn của mụn trứng cá, có thể là biểu hiện lâm sàng hoặc dưới mức lâm sàng. Hiểu được tình trạng này và điều trị đúng mức với các hoạt chất hiện có giúp cho mụn trứng cá được giải quyết hiệu quả và ngăn ngừa mụn trứng cá quay trở lại.
TÌNH TRẠNG VIÊM
Nhiều nghiên cứu khẳng định tình trạng viêm đóng vai trò quan trọng
trong khởi phát mụn trứng cá, diễn tiến và hồi phục.
Các nghiên cứu ghi nhận IGF-1 đủ khả năng khởi phát biểu hiện của
cytokines tiền viêm trên tế bào tuyến bã, qua đó tăng biểu hiện của NF-kB, IL-1β,
IL-6, IL-8 và TNF-α.
Androgen cũng ghi nhận khả năng tương tự IGF-1, vì androgen làm
tăng nồng độ IGF-1 trong huyết tương ở người bình thường.
Tế bào tuyến bã khi bị IGF-1 kích thích sẽ giải phòng các
cytokines, MMPs, kích thích các tế bào viêm đến đơn vị nang lông tuyến bã.
MMPs có khả năng phá vỡ lớp bao nang lông, giải phóng các fatty
acid vào lớp bì, làm phân hủy chất nền ngoại bào.
C. acnes khi được nhận diện bởi TLR-2 trên màng tế bào dòng monocyte
hay macrophage:
-
Khởi phát biểu hiện IL-20 p40 prompter, sản xuất
IL-12 và IL-8
-
Khởi phát con đường NF-kB, sản xuất IL-8
-
Kích hoạt biểu hiện của hệ viêm NLPR3, kích thích
tăng caspase-1, dẫn đến 1 loạt các hoạt động ly giải tế bào và tạo IL-1β.
C. acnes kích thích các đơn bào máu ngoại vi tiết các
IL-6, IL-1β, TGF-β.
C. acnes còn kích thích phân bào lên các T lymphocytes, thông
qua con đường phức hợp hòa hợp mô chủ yếu, khởi động các đáp ứng miễn dịch thích
nghi, với sự tham gia chủ yếu là các T-CD4+. IL-6, IL-1β và TGF-β kích thích TCD4+
biệt hóa thành Th17, từ đây tăng tạo ra IL-17 và IFN-γ.
Ngoài sự tham gia của các yếu tố điều hòa viêm, neutrophils còn tham gia thông
qua việc hình thành các hydrogen peroxide.
LIÊN HỆ VỚI ĐIỀU TRỊ
Hầu như tất cả các hoạt chất trị mụn trứng cá đều có đặc tính kháng
viêm.
Retinoids kháng viêm nhờ vào cơ chế ức chế biểu hiện của TLR-2
trên monocytes, tăng hoạt động thực bào, ức chế tiết các cytokines tiền viêm như
IL-6, IL-12, TNF-α và IFN-γ.
Đáp ứng của Retinol và Retinoic acid trên da.
Kháng sinh có tính kháng viêm dựa trên việc ức chế C. acnes khu
trú, giảm các hiện tượng như hóa hướng động bạch cầu, sản xuất cytokines tiền
viêm, hay hoạt động của MMP.
Một số các hoạt chất mới có tiềm năng trong điều trị mụn trứng
cá gần đây có: KDPT, afamelanotide, apremilast, EGCG.
EGCG ngoài đặc tính ức chế mTORC1, giúp giảm tổng hợp lipid ở tế bào tuyến bã thì còn có tác dụng giảm viêm thông qua ức chế IL-1α và IL-6 trên tế bào tuyến bã.
Các bài cùng chuyên mục
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 1
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 2
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 3
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 4
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 5
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 6