MỤN TRỨNG CÁ - TỪ CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐẾN HOẠT CHẤT ĐIỀU TRỊ - PHẦN 6

by

10.1007/s00403-019-01908-x

ThS. BS. CK1. Hoàng Phạm Nhật Quang
Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ

Chúng ta đã đi qua hết các cơ chế bệnh sinh gây mụn trứng cá, và tương ứng với mỗi cơ chế đó là tác dụng điều trị của hoạt chất thường dùng trong điều trị mụn trứng cá. Ở đây Bs Quang tóm tắt lại các nội dung chính đã đề cập đến trong chuỗi nội dung này. Cũng đã khá dài, hi vọng bạn đọc sẽ tỏ tường được thêm phần nào.

Các bài cùng chuyên mục

Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 1

Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 2

Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 3

Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 4

Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 5

Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 6

TỔNG KẾT CHUNG

Mụn trứng cá là tình trạng viêm da thường gặp, ảnh hưởng tâm sinh lý nhiều. Đây là bệnh đa yếu tố, với 4 cơ chế chính: tăng hoạt tuyến bã, tăng sừng hóa cổ nang lông, vi khuẩn mụn trứng cá C. acnes tình trạng viêm.

Về cơ chế, androgen, insulin IGF-1 là các yếu tố chính góp phần hình thành và phát triển mụn trứng cá. CRH, α-MSH và chất P cũng có vai trò sinh bệnh học. C. acnes cùng tham gia trong nhiều tiến trình gây mụn trứng cá. Các con đường tín hiệu Wnt/β-catenin, PI3K/Akt, MAPK, AMPK NF-kB tham gia điều hòa hoạt động của các tế bào tuyến bã, tế bào sừng và tế bào viêm.

Về điều trị, các thuốc bôi ngoài da trị mụn trứng cá retinoids, benzoyl peroxidekháng sinh cùng tác động vào nhiều cơ chế gây mụn trứng cá. Thuốc uống thường dùng kháng sinh và các liệu pháp hormone. Ngoài các phương pháp dùng thuốc, chế độ ăn giảm tinh bột sữa cũng đóng vai trò quan trọng.