MỤN TRỨNG CÁ - TỪ CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐẾN HOẠT CHẤT ĐIỀU TRỊ - PHẦN 2
by BS Quang
ThS. BS. CK1. Hoàng Phạm Nhật
Quang
Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ
Nối tiếp phần 1, chúng ta sẽ đi tìm hiểu đầu tiên với các tế bào tuyến bã, các tế bào này nằm tập trung ở vị trí nang lông tuyến bã, là khu vực chính diễn ra các quá trình mụn trứng cá viêm và không viêm.
QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ TRÊN TẾ BÀO TUYẾN BÃ
Trên tế bào tuyến bã xảy ra
hai quá trình: tăng hoạt tuyến bã (hyperseborrhea) và rối loạn chất bã
(dysseborrhea). Tăng hoạt tuyến bã gây bất thường số lượng chất bã tạo ra, còn
rối loạn chất bã là sự bất thường về các thành phần của chất bã. Các thay đổi
chuyển hóa này giúp C. acnes sinh sôi mạnh, hình thành các biofilm, thúc đẩy
quá trình viêm, rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ, thúc đẩy hình thành nhân mụn.
Androgen có khả năng kích
thích tăng tổng hợp lipid, tăng hình thành và biết hóa tế bào tuyến bã.
Androgen sau khi gắn với thụ
thể androgen nằm trên nhân tế bào sẽ làm tăng phosphoryl hóa các mTOR. Các so
sánh vùng da mụn trứng cá với vùng da không mụn trứng cá ghi nhận có hiện tượng
tăng biểu hiện tại nhân và tế bào chất của mTOR ở các tuyến bã nhờn bị viêm. mTOR
là nhân xúc tác của mTOR C1, chất thúc đẩy hình thành lipid thông qua kích hoạt
SREBP-1.
Androgen cũng ức chế con đường
tín hiệu của Wnt | β-catenin nội sinh. Điều này kéo theo tăng biểu hiện các
gene đích Wnt | β-catenin như c-MYC, thúc đẩy sự biệt hóa các tế bào tuyến bã.
Tăng biệt hóa tế bào tuyến bã làm tăng lượng ARs ở nhân và peroxisome
proliferator-activated receptors (PPARs). Thành phần lipid sẽ tích tụ lại dần dần
cho đến khi tế bào tuyến bã biệt hóa hoàn toàn, vỡ ra và giải phóng chất bã vào
ống tuyến bã.
Con đường tín hiệu của IGF-1
đóng vai trò quan trọng hơn so với tín hiệu androgen. Các bệnh nhân hội chứng
Laron, khi điều trị với IGF-1 liều cao, sẽ xuất hiện các triệu chứng cường
androgen và nổi mụn trứng cá. Trong khi đó, ở các bệnh nhân không điều trị
IGF-1 quá cao sẽ không bị mụn trứng cá. Từ đó cho thấy, tín hiệu IGF-1 đóng vài
trò trung tâm trong việc hình thành mụn trứng cá.
Insulin và IGF-1 khởi động chuỗi
PI3K | Akt, giảm biểu hiện của FOXO1. FOXO1 là yếu tố trung tâm trong cơ chế bệnh
sinh của mụn trứng cá. Yếu tố này ngăn hình thành lipid thông qua việc ức chế
biểu hiện của SREBP-1, đồng thời ngăn kích hoạt chuyển mã AR. Bên cạnh đó,
FOXO1 kích hoạt con đường AMPK, giảm mTORC1. Vì thế, khi Insulin và IGF-1 làm yếu
đi biểu hiện của FOXO1, chúng làm tăng tổng hợp lipid.
Một số yếu tố cũng ảnh hưởng đến
hoạt động tế bào tuyến bã gồm có CRH, α-MSH, substance P. Vai trò của CRH và
substance P thường thấy trong mụn trứng cá do stress.
Bên cạnh vấn đề tăng tiết bã
nhờn, thành phần chất bã thay đổi cũng liên quan đến sự hình thành mụn trứng
cá. Thay đổi chủ yếu nằm ở tỉ lệ giữa palmitic và palmitoleic đi kèm với tăng
linoleic acid.
Leptin là thành phần được tiết
ra từ các tế bào mỡ, có vai trò trung gian giữa quá trình chuyển hóa mỡ và hiện
tượng viêm ở các tế bào tuyến bã.
LIÊN HỆ VỚI ĐIỀU TRỊ
Hoạt chất gây ức chế tổng hợp
androgen có spironolactone và thuốc tránh thai.
Các nghiên cứu trên thế giới với spironolactone và hiệu quả điều trị với mụn trứng cá nội tiết hoặc dạng nặng kháng trị.
-
Spironolactone ức chế sản xuất testosterone, đồng
thời ức chế cạnh tranh với DHT và testosterone trên thụ thể androgen của da.
-
Thuốc tránh thai ức chế hoạt động 5-α-reductase,
chẹn vào các thụ thể androgen, tăng lượng SHBG làm giảm testosterone tự do. Thuốc
tránh thai còn làm giảm sản xuất androgen tại buồng trứng.
Một số hoạt chất có cơ chế đối
vận trên thụ thể của tế bào tuyến bã như flutamide, tuy nhiên chưa được FDA chỉ
định cho điều trị mụn trứng cá.
Hoạt chất ức chế tổng hợp
lipid thông qua các tín hiệu PI5K | Akt | FOX1 | mTOR hoặc AMPK hiện tại có EGCG,
isotretinoin và metformin.
-
EGCG giảm lượng mTOR, giúp giảm hình thành lipid
do IGF-1. EGCG cũng kích hoạt tín hiệu AMPK | SREBP-1, qua đó giảm tạo chất bã.
-
Isotretinoin uống làm tăng biểu hiện các protein
FoxO1 và FoxO3, thúc đẩy apoptosis của tế bào tuyến bã
-
Metformin có nhiều ưu thế trong điều trị mụn trứng
cá kèm hội chứng buồng trứng đa nang. Metformin kích hoạt tín hiệu AMPK, qua đó
ức chế mTORC1.
Các bài cùng chuyên mục
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 1
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 2
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 3
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 4
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 5
Mụn Trứng Cá - Từ Cơ Chế Bệnh Sinh Đến Hoạt Chất Điều Trị - Phần 6